AFC Cup là giải gì? Vì sao các đội bóng Việt Nam không mặn mà với AFC Cup?

Chắc chắn NHM bóng đá Việt Nam nghe nhiều đến AFC Cup nhưng chưa biết rõ về giải đấu này. bong24h.com sẽ giúp bạn tìm hiểu về AFC Cup là giải gì? Vì sao các đội bóng Việt Nam không mặn mà với AFC Cup? AFC Cup là giải gì? AFC Cup là giải bóng…

Chắc chắn NHM bóng đá Việt Nam nghe nhiều đến AFC Cup nhưng chưa biết rõ về giải đấu này. bong24h.com sẽ giúp bạn tìm hiểu về AFC Cup là giải gì? Vì sao các đội bóng Việt Nam không mặn mà với AFC Cup?

AFC Cup là giải gì?

AFC Cup là giải bóng đá được Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức hàng năm, ra đời vào năm 2004. Đây là sân chơi dành cho các đội bóng đến từ các quốc gia không có vé trực tiếp dự AFC Champions League dựa vào BXH của AFC. Giải AFC Cup được xem là cúp C2 của khu vực châu Á.

Al-Kuwait và Al-Quwa Al-Jawiya là hai đội bóng có thành tích tốt nhất tại AFC Cup khi mỗi đội có 3 lần giành ngôi vô địch. Các đội bóng đến từ Kuwait có 4 lần đoạt chức vô địch để trở thành quốc gia thi đấu thành công nhất tại AFC Cup.

Logo của AFC Cup
Logo của AFC Cup

Giải đấu chứng kiến sự thống trị của các đội bóng đến từ Tây Á cho đến giải đấu năm 2015 khi Johor Darul Ta’zim của Malaysia lên ngôi vô địch. Johor cũng là đội bóng Đông Nam Á duy nhất từng vô địch AFC Cup.

Thể thức của AFC Cup

Kể từ giải đấu năm 2017, AFC Cup có 36 đội tham dự được chia thành 9 bảng (12 đội ASEAN chia thành 3 bảng, 12 đội Tây Á chia thành 3 bảng, 4 đội Đông Á, 4 đội Trung Á và 4 đội Nam Á mỗi nhóm 1 bảng).

Các đội đến từ Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á được xếp vào một nhóm liên khu vực (inter-zone). Đội vô địch nhóm này sẽ đá trận chung kết AFC Cup với đội bóng đến từ Tây Á.

Ở Tây Á và Đông Nam Á, 3 đội nhất bảng và 1 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ giành vé vào vòng tiếp theo tương ứng với khu vực. Còn các đội Trung Á, Nam Á và Đông Á chọn ra đội nhất bảng để thi đấu các trận liên khu vực.

Các đội bóng Việt Nam không mặn mà với AFC Cup

Riêng tại Đông Nam Á, 3 đội nhất và 1 đội nhì có thành tích tốt sẽ đá vòng loại trực tiếp để chọn ra đội duy nhất của khu vực thi đấu vòng bán kết liên khu vực. Bán kết liên khu vực bao gồm 4 đội đến từ 4 khu vực khác nhau trong nhóm inter-zone. Hai đội thắng ở bán kết Liên khu vực sẽ đá chung kết inter-zone để chọn ra một đội duy nhất đá trận chung kết AFC Cup với đại diện của Tây Á.

Lịch sử hình thành và phát triển của AFC Cup

AFC Cup ra đời vào năm 2004 trong bối cảnh 14 quốc gia có nền bóng đá phát triển mạnh của châu Á có vé dự AFC Champions League và giải đấu đầu tiên có sự tham gia của 18 đội.

Các bảng A, B, C dành cho các đội bóng Tây, Trung Á và 2 bảng đấu còn lại là các đội thuộc Đông Á, Đông Nam Á. Đội đầu bảng và 3 đội đứng nhì có thành tích tốt nhất vào vòng knock-out. Al-Jaish (Syria) là nhà vô địch đầu tiên của AFC Cup sau khi đánh bại một đội bóng khác của Syria là Al-Wahda trong trận chung kết 2004.

Năm 2005, 18 đội bóng tham dự giải đến từ 9 quốc gia. Ngoại trừ Syria đôn lên thi đấu tại AFC Champions League trong 4 mùa giải tiếp theo. Al-Faisaly của Jordan là nhà vô địch của giải đấu năm 2005 sau khi đánh bại Nejmeh trong trận chung kết.

CLB Hà Nội tại AFC Cup

Thể thức của AFC Cup thay đổi theo từng mùa giải, tuy vậy AFC Cup vẫn là sân chơi mà các đội bóng đến từ Tây Á tỏ ra vượt trội so với phần còn lại. Năm 2011, Nasaf Qarshi của Uzbekistan đến từ Trung Á lên ngôi vô địch. Đến năm 2015, Johor của Malaysia vô địch AFC Cup khi đánh bại Istiklol của Tajikistan trong trận chung kết để trở thành đội bóng duy nhất ở nhánh miền Đông vô địch giải đấu.

Năm 2019, Al-Ahed đánh bại April 25 của CHDCND Triều Tiên 1-0 diễn ra tại sân Kuala Lumpur, Malaysia. Họ đang là đương kim vô địch của giải đấu này.

Các nhà vô địch AFC Cup

  • Al-Kuwait (Kuwait) (3): 2009, 2012, 2013
  • Al-Quwa Al-Jawiya (Iraq) (3): 2016, 2017, 2018
  • Al-Faisaly (Jordan) (2): 2005, 2006
  • Al-Qadsia (Kuwait): 2014
  • Al-Muharraq (Bahrain): 2008
  • Al-Jaish (Syria): 2004
  • Shabab Al-Ordon (Jordan): 2007
  • Al-Ittihad (Syria): 2010
  • Nasaf Qarshi (Uzbekistan): 2011
  • Johor Darul Ta’zim (Malaysia): 2015
  • Al-Ahed (Lebanon): 2019

Al-Quwa Al-Jawiya - Nhà vô địch AFC Cup 2018

Vì sao các đội bóng Việt Nam không mặn mà với AFC Cup?

Bóng đá Việt Nam trong những năm qua thi đấu không thành công tại đấu trường châu lục. Nguyên nhân xuất phát từ việc các đại diện của V.League không mấy mặn mà dự giải vì nhiều lý do khác nhau.

Trước hết là vấn đề di chuyển sang các nước khác. Điều kiện tài chính của các đội tham dự AFC Cup là vấn đề gây trở ngại lớn nhất đến thái độ thi đấu của đội bóng tại giải. Số tiền thưởng cho giải đấu cũng khiến nhiều cầu thủ không có nhiều động lực thi đấu.

AFC chỉ cấp 40.000 USD chi phí đi lại cho mỗi trận thi đấu sân khách và không có tiền thưởng dù kết quả ra sao. Khoản tiền được cấp chỉ mang tính hỗ trợ mà không khỏa lấp đầy đủ các chi phí khác như phí lưu trú khách sạn, không có chuyến bay thẳng về nước, tốn nhiều thời gian đi lại khiến thể lực cầu thủ bị ảnh hưởng.

Trường hợp điển hình là CLB Vissai Ninh Bình bán độ ở mùa giải AFC Cup 2014. 11 cầu thủ của Ninh Bình thừa nhận việc tham gia bán độ trong chiến thắng 3-2 trước Kelantan trên sân khách. Chủ tịch Hoàng Mạnh Trường tuyên bố rút lui khỏi V.League nhưng vẫn tham dự AFC Cup vì danh dự quốc gia. Do có nhiều trụ cột “nhúng chàm” nên Vissai Ninh Bình chỉ cho các cầu thủ thuộc đội trẻ đá trận tứ kết với Kitchee (Hồng Kông). Không quá bất ngờ khi Ninh Bình dừng bước tại tứ kết AFC Cup 2014.

Vissai Ninh Bình nhúng chàm tại AFC Cup 2014

Một lý do nữa khiến AFC Cup bị các đội bóng Việt Nam thờ ơ chính là sự “phân biệt đối xử” của AFC với các đội thuộc ASEAN. Các đội tham dự không được xếp bảng trộn lẫn mà được xếp theo khu vực. Với việc ASEAN phải thi đấu theo kiểu “vòng chung kết ASEAN” khiến lịch thi đấu của nhóm này trở nên dày đặc.

Một đội bóng ASEAN muốn tiến vào chung kết AFC Cup sẽ phải đá ít nhất… 8 trận thuộc vòng knock-out. Trong khi các khu vực khác chỉ đá ít nhất 2 vòng loại trực tiếp để vào chung kết. Rõ ràng, con đường vào chung kết AFC Cup của các đội ASEAN sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với các khu vực khác. Hơn nữa, ASEAN lại là nhóm có trình độ phát triển thấp hơn so với các khu vực khác, AFC cho rằng lịch thi đấu dày đặc tạo điều kiện cho các đội bóng yếu nhưng đây là cách để các đội bóng Tây Á dễ dàng lên ngôi vô địch hơn.

Trên đây là một số thông tin về AFC Cup là giải gì? Vì sao các đội bóng Việt Nam không mặn mà với AFC Cup? bong24h.com tiếp tục gửi đến bạn đọc những thông tin về các giải đấu khác trong những bài viết sau.

Tags: