Hệ thống bóng đá Anh Quốc | Bóng 24h

Hệ thống bóng đá Anh Quốc là một chuỗi các giải bóng đá nam theo quy tắc thăng hạng. Hệ thống này áp dụng cho các câu lạc bộ bóng đá tại Anh Quốc với một sự lên hạng và xuống hạng khá khắt khe. Vì vậy, theo lý thuyết thì một đội bóng dù…

Hệ thống bóng đá Anh Quốc là một chuỗi các giải bóng đá nam theo quy tắc thăng hạng.

Hệ thống này áp dụng cho các câu lạc bộ bóng đá tại Anh Quốc với một sự lên hạng và xuống hạng khá khắt khe.

Vì vậy, theo lý thuyết thì một đội bóng dù nhỏ đến đâu thì cũng có thể leo lên vị trí cao nhất, đó chính là Premier League.

Hệ thống bóng đá Anh Quốc từ A đến Z bằng hình ảnh trực quan

Với 140 giải đấu liên tục (tính đến thời điểm hiện tại) với 480 hạng đấu. Số lượng các câu lạc bộ sẽ luôn có sự thay đổi lên xuống. Trung bình, một giải đấu (hạng) sẽ có trung bình 15 đến 20 đội bóng.

Vậy nếu tính sơ sơ khi mà 15 x 480 thì ta sẽ được con số 7200 đội bóng. Con số này xuất phát từ hơn 5300 câu lạc bộ bóng đá tại nước anh (Một câu lạc bộ có thể có hơn 2 đội bóng, cả chính và dự bị)

Hệ thống bóng đá Anh Quốc từ A đến Z bằng hình ảnh trực quan

Giới thiệu tổng thể hệ thống bóng đá Anh Quốc

Bài viết bên dưới chúng tôi sẽ tóm tắt lại từ các bài viết khoa học khác cho người đọc dễ hình dung.

Hệ thống giải đấu này thực chất theo một hình tháp đi từ dưới lên. Một đội bóng muốn lên hạng cao hơn thì phải nằm trong top 2-3 của giải đấu hạng thấp hơn.

Hệ thống bóng đá Anh Quốc từ A đến Z bằng hình ảnh trực quan

Về lý thuyết, một đội bóng nghiệp dư hoặc thậm chí không có tiếng tăm vẵn có thể lên thi đấu ở giải đấu cao nhất là Premier League (giải ngoại hạng).

Việc thi đấu được ở top 20 ngoại hạng Anh thì còn phụ thuộc nhiều thứ nữa ví dụ như lối đá, kĩ thuật và thậm chí là cơ sở vật chất cũng như tài chính. Bên dưới là hình ảnh logo của những đội bóng đang thuộc giải ngoại hạng.

Hệ thống bóng đá Anh Quốc từ A đến Z bằng hình ảnh trực quan

Vì vậy, một đội bóng nghiệp dư gần như đá ở giải cao nhất là không thể nếu như không có ai tài trợ cho họ, hoặc thậm chí tệ hơn là họ không có được một sân tập bóng.

Thông thường, chúng ta chỉ chú ý đến 5 giải đấu lớn (và cũng là giải chuyên nghiệp) của nước Anh từ trên cao xuống là:

  • Premier League (giải ngoại hạng)
  • Football League Championship
  • Football League One
  • Football League Two
  • National League (Giải quốc gia)

Tính tổng lại chúng ta sẽ có 92 đội bóng chuyên nghiệp. Còn lại các giải đấu dưới được gọi là bán chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư.

Các bạn có thể xem hết toàn bộ 23 giải đấu bóng đá tại Anh trên wiki. Còn hình ảnh dưới là vị trí thành phố của 20 đội bóng mạnh nhất.

Hệ thống bóng đá Anh Quốc từ A đến Z bằng hình ảnh trực quan

Cách thức lên hạng / xuống hạng của hệ thống bóng đá Anh Quốc

Về cơ bản, các đội bóng nhìn chung muốn tiến xa hơn thì trụ vững ở top 3 của các giải đấu. Và thông tin chi tiết như bên dưới (5 cấp độ đầu):

  1. Premier League (20 đội bóng): 3 đội cuối bảng xuống hạng.
  2. Football League Championship (24 đội bóng): 2 đội đầu bảng tự động thăng hạng; 4 đội tiếp theo phải tham gia đấu loại (playoff), đội thắng cuộc sẽ giành vị trí thăng hạng thứ ba. 3 đội cuối bảng xuống hạng.
  3. Football League One (24 đội bóng): 2 đội đầu bảng tự động thăng hạng; 4 đội tiếp theo phải tham gia đấu loại (playoff), đội thắng cuộc sẽ giành vị trí thăng hạng thứ ba. 4 đội cuối bảng xuống hạng.
  4. Football League Two (24 đội bóng): 3 đội đầu bảng tự động thăng hạng; 4 đội tiếp theo phải tham gia đấu loại (playoff), đội thắng cuộc sẽ giành vị trí thăng hạng thứ tư. 2 đội cuối bảng xuống hạng.
  5. Conference Premier (24 đội bóng): Đội vô địch được thăng hạng; 4 đội tiếp theo phải tham gia đấu loại (playoff), đội thắng cuộc sẽ giành vị trí thăng hạng thứ hai. 4 đội cuối cùng xuống hạng theo hạng đấu North hoặc South phù hợp.

Từ hạng 6 trở xuống là các đội bóng bán chuyên nghiệp và nghiệp dư và phân theo vùng miền. Và bạn có thể xem đầy đủ hệ thống phân hạng bóng đá Anh Quốc tại wiki

Có những giải đấu không thuộcBên dưới là bản đồ các giải đấu (từ cấp 6 đến cấp 23) được phân chia theo vùng miền.

Hệ thống bóng đá Anh Quốc từ A đến Z bằng hình ảnh trực quan

Các giải đấu tranh cúp vô địch theo hệ thống

Đây là các cuộc thi thiên về giải đấu loại trực tiếp hoặc thi đấu tranh cúp vô địch. Mỗi một giải đấu sẽ quy định các đội bóng thuộc hạng bao nhiêu. Nó vẫn nằm trong hệ thống bóng đá Anh Quốc.

Vì vậy, các đội bóng muốn tham dự phải thỏa được các điều kiện chi tiết như bên dưới của một số giải:

  • FA Cup: Cấp độ 1-10
  • Football League Cup: Cấp độ 1-4
  • Football League Trophy: Cấp độ 3-4 (một vài mùa giải có cấp độ 5)
  • FA Trophy: Cấp độ 5-8
  • FA Vase: Cấp độ 9-11
  • FA Inter-League Cup: Cấp độ 11 (tham gia bởi các đội đại diện của mỗi giải đấu, thường là đội nhất bảng)

Hệ thống bóng đá Anh Quốc từ A đến Z bằng hình ảnh trực quan

Xuống dưới mức độ này là các giải đấu theo khu vực, vùng miền, hạt,… Các giải đấu này mang tính chất so tài giữa các đội bóng với nhau (chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư).

Các đội bóng có thể tranh tài với nhau hoặc không tham gia (vì lý do thời gian, công sức, sức lực cầu thủ, cọ sát thực tế,… thậm chí là vì “chảnh”)

Và với những trận cúp thú vị này thì về lý thuyết, một đội bóng cấp một vẫn có thể đá đối đầu với một đội bóng cấp mười.

Vì vậy thật không dễ dàng gì mà một đội cấp 10 lại thắng hoặc đội cấp 1 thua (nếu có thì chắc là đá mang tính chất giao hữu).

Cơ cấu ý nghĩa của hệ thống bóng đá Anh Quốc

Nếu xét về việc ai quản lý thì đa số các giải sẽ do hiệp hội bóng đá Anh (Football Association) quản lý và thẩm quyền nhưng hiện tại chỉ từ cấp 5 trở xuống.

Các giải đấu lớn hơn thì đã có tiền lệ từ rất lâu đời và thường là do tập hợp các đội bóng tổ chức (nhằm tách khỏi các giải có hạng và tách khỏi hiệp hội bóng đá Anh nên chúng ta mới gọi là giải ngoại hạng).

Một việc khác đó là làm như thế thì các đội bóng sẽ độc lập về tài chính với Hiệp hội bóng đá Anh và có thể kiếm thêm thu nhập từ tiền bản quyền truyền hình.

Cuối mùa giải, số tiền này sẽ được chia đều cho các đội bóng.

Bạn có thể xem ý nghĩa của các giải đấu như sau:

  • Premier League (hạng 1): Đội bóng vô địch sẽ là đội vô địch nước Anh
  • Footbal League (hạng 2-4): 4 hạng đấu giải chuyên nghiệp được gọi là “League Footbal”
  • National League System (hạng 5-11): Hạng đấu này gọi là “Non-League Footbal” và do FA thẩm định

Ngoài ra, ở nước Anh vẫn có các giải đấu nghiệp dư nằm ngoài hệ thống được gọi là “giải bóng đá chủ nhật” (Sunday league football hoặc Sunday amateur football ở Scottland)

Chúng tồn tại độc lập và không do FA quản lý hay thẩm định. Chúng cũng không có nhà tài trợ hay quảng cáo. Cốt ý các giải lập ra giành cho các đội bóng “không dành hẳn trái tim cho bóng đá”

Các đội bóng ở đây vẫn có thể tham gia đấu hạng giải quốc gia và giải chuyên nghiệp nếu muốn tiến xa hơn.

Kết luận hệ thống bóng đá Anh Quốc

Vì nước Anh vốn dĩ là một vương quốc, và mỗi vùng miền có một thể chế riêng cũng như văn hóa riêng nên bóng đá cũng vậy.

Tháp bóng đá thực chất là một hệ thống phân hạng khá cầu kì và đặc biệt. Và chắc chắn một điều, giải đấu cao nhất là những đội bóng có đủ cả các mặt về chi phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực,… nên có thể tranh tài ở đây.

Một điều nữa là sự lên hạng / xuống hạng trong hệ thống bóng đá Anh Quốc này có thể sẽ biến đổi trong tương lai. Và chắc chắn rằng, sự khủng khiếp của top 20 khi bạn biết về tháp bóng đá này là gì rồi nhé.

Tags: