Từ A->Z các kỹ thuât cơ bản để làm thủ môn giỏi và chuyên nghiệp

Để xây dựng nên một đội bóng giỏi thì thủ môn đóng vai trò rất quan trọng. Trong vai trò “người gác đền”, thủ môn là phòng thủ cuối cùng khiến cho đối phương không thể đưa bóng vào khung thành. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm thủ môn…

Để xây dựng nên một đội bóng giỏi thì thủ môn đóng vai trò rất quan trọng. Trong vai trò “người gác đền”, thủ môn là phòng thủ cuối cùng khiến cho đối phương không thể đưa bóng vào khung thành. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm thủ môn giỏi và chuyên nghiệp.

1. Kỹ thuật bắt bóng của thủ môn

Thủ môn là người duy nhất giữ khung thành và là người quan trọng nhất có thể cản phá đối phương ghi bàn; đặc biệt là những pha penalty trong bóng đá.

Có 3 kỹ thuật bắt bóng quan trọng nhất mà thủ môn chuyên nghiệp hay thủ môn mini đều cần có đó là: Kỹ thuật bắt bóng lăn, bắt bóng bổng và bắt gôn vồ bóng. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng kỹ thuật này.

1.1. Hướng dẫn kỹ thuật bắt bóng lăn

Đây là kỹ thuật đầu tiên bạn cần phải nhớ để hoàn thành giấc mơ trở thành một thủ môn giỏi. Kỹ thuật này được chia thành 2 loại đó là:

Tư thế bắt bóng lăn

  • Bắt bóng thẳng chân: Tư thế đứng chính xác là đứng thẳng, hai chân song song nhau. Thân người hơi ngả về phía trước đồng thời đầu gối hơi khuỵu xuống và mũi chân hướng về phía trước mặt.
  • Bắt bóng quỳ gối chống một chân xuống đất: Tư thế thực hiện với một chân quỳ, một chân duỗi thẳng ra sau. Hai chân cần phải khép chặt để tránh trường hợp bóng lọt qua khe chân. Đồng thời hai tay tạo thành đường thẳng giúp thủ môn ôm chặt bóng được dễ dàng hơn.

1.2. Hướng dẫn kỹ thuật bắt bóng bổng

Cách bắt bóng bổng khó hơn nhiều so với bóng lăn và yêu cầu người bắt bóng cần phải có sự phán đoán và tính toán thật chính xác. Khi đối phương thực hiện cú dứt điểm, thủ môn cần phải xác định được vị trí mà mình nên đứng để cản phá hoặc đỡ bóng trong thời gian nhanh nhất.

Khi bóng đến, thủ môn phải bật nhảy 1 chân lên cao, đồng thời đưa 2 tay ra để đón bóng. Lòng bàn tay xòe về phía trước, các ngón tay khum lại hình chiếc túi để có thể bắt dính bóng.

Tư thế bắt bóng bổng phải chuẩn xácKỹ thuật bóng bổng phải chuẩn xác

Trong trường hợp bắt được bóng, thủ môn phải lập tức gập khuỷu tay lại đưa bóng về ôm trong ngực. Tiếp giáp từng chân một xuống mặt đất và hơi khuỵu chân xuống để tránh xảy ra chấn thương không đáng có.

1.3. Kỹ thuật bắt gôn vồ bóng

Kỹ thuật bắt gôn vồ bóng

Khi đối phương dồn lên tấn công và bạn không thể sử dụng các kỹ thuật bắt gôn, hãy chuyển sang kỹ năng vồ bóng. Có 2 tình huống sẽ xảy ra trong trường hợp này:

  • Nếu bóng bay về phía bên phải, thủ môn phải đạo chân phải xuống đất, chân trái gập gối hướng sang bên trái. Sau đó lấy hết sức đẩy thân ngả về bên trái để vồ bóng.
  • Nếu bóng bay về phía bên trái làm tương tự như tư thế ở trên nhưng theo hướng ngược lại.

2. Kỹ thuật bật nhảy, bay người

Những kỹ năng như bật nhảy, bay người là điều không thể thiếu nếu bạn muốn tập làm thủ môn. Các kỹ năng này thường được sử dụng để xử lý bóng bay ở tầm cao. Cách thực hiện như sau:

  • Hạ thấp trọng tâm của cơ thể xuống và hơi ngả về hướng bóng đang bay tới.
  • Khi thấy bóng, chân thuận dùng lực đạp mạnh xuống đất để đẩy thân người bay lên không trung về phía quả bóng.

Bay người cản phá bóngBay người cản phá bóng

Còn đối với những pha bắt bóng cao trung bình ở hai bên, trọng tâm của thủ môn chuyển sang chân gần với hướng của bóng rơi. Chân còn lại đạp mạnh xuống đất để lấy đà bật nhảy sang bên vồ bóng.

Nếu bóng vẫn còn ở trong chân của cầu thủ đối phương, người bắt bóng cần nắm bắt thời cơ để lao vào vồ bóng ngay trong chân của đối phương. Hạn chế tối đa tình trạng đối phương dẫn được bóng áp sát khung thành.

3. Phát bóng, kỹ thuật nhất định phải có của thủ môn

Phát bóng, kỹ thuật nhất định phải có của thủ môn

Trong kỹ thuật phát bóng của thủ môn chắc chắn không thể thiếu hạng mục phát bóng. Kỹ thuật này được sử dụng khi thủ môn chuyền bóng trực tiếp cho đồng đội ở cự ly xa. Có 2 kỹ thuật nhỏ hơn trong phát bóng mà mọi thủ môn cần phải ghi nhớ:

  • Kỹ thuật sút bóng trên không: Những tình huống bóng sống thường sử dụng kỹ thuật này. Thủ môn sử dụng tay tung bóng lên không, sau đó thực hiện đường chuyền cho đồng đội. Với cách này, trái bóng thường được đi khá xa và bổng.
  • Kỹ thuật sút bóng đặt dưới đất: Sử dụng trong tình huống bóng đi hết đường biên ngang do đội đối phương chạm chân cuối. Bóng thường được đặt ở khu vực 5m50 để thủ môn phát bóng lên.

4. Luyện tập khả năng giao tiếp, điều khiển và phòng thủ

Ưu điểm của vị trí thủ môn là có thể quan sát được mọi tình huống đang diễn tra trên sân. Chính vì thế, để tăng khả năng chiến thắng, thủ môn cần phải biết giao tiếp với đồng đội, điều khiển hàng phòng ngự để có được thế trận phòng thủ – tấn công vững chắc nhất

Là người đứng sau đồng đội của mình, thủ môn có thể nhìn ra ngay hậu vệ có đứng sai vị trí hay không? Tiền đạo có lọt xuống dưới hay không có người kèm cặp hay không?… từ đó mà đưa ra được những điều chỉnh kịp thời để hệ thống phòng ngự tăng thêm sức mạnh.

Thủ môn là người có thể quan sát toàn bộ trận đấuThủ môn là người có thể quan sát toàn bộ trận đấu

Khi huấn luyện viên không thể trực tiếp chỉ đạo, thủ môn có vai trò gần như là người thay thế. Tuy không thể đưa ra những chiến thuật hay nhắc nhở, nhưng lại là người có thể xốc lại tinh thần cho cả đội. Đồng thời biết được vị trí, cách đá như thế nào cho đúng để kịp thời nhắc nhở.

Một người thủ môn chuyên nghiệp, biết quan sát và giao tiếp sẽ tăng thêm niềm tin và sức mạnh cho đồng đội để đạt được kết quả tốt trong khi thi đấu. Thực tế cho thấy trong nhiều trận cầu đỉnh cao, người bắt bóng lại là người cứu thua cho cả đội bóng đó.

Như thủ môn David De Gea đang thi đấu cho CLB Manchester United. Anh được mệnh danh là thủ môn xuất sắc nhất thế giới. Nhiều lần MU giữ lại được 3 điểm nhờ vào tài năng cản phá bóng tuyệt vời của chàng thủ môn này.

5. Cách làm thủ môn giỏi nhờ vào lòng can đảm

Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng lòng can đảm và thủ môn là 2 khái niệm không có gì liên quan đến nhau. Nhưng thực tế, đây lại là một phẩm chất cần phải có nếu muốn trở thành một thủ môn giỏi.

Khi muốn làm thủ môn giỏi trong bóng đá, điều đầu tiên bạn cần phải nhớ là không được sợ bóng. Nếu bạn nhát bóng, sợ những đồ vật hình tròn hoặc có phản xạ né bóng khi thấy bóng tới thì chắc chắn không thể chơi ở vị trí thủ môn được.

Để trở thành thủ môn giỏi không phải là điều đơn giảnĐể trở thành thủ môn giỏi không phải là điều đơn giản

Trong những tình huống như vậy, bạn cần phải phán đoán nhanh chóng và đưa ra những lựa chọn tốt nhất để bóng không đến được với khung thành. Khi thực hiện được, bạn sẽ là một chỗ dựa vững chắc cho các đồng đội của mình.

Sau khi tham khảo bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã nắm những bài tập hay cách làm thủ môn giỏi phải chuẩn bị những gì. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho bạn luyện tập thật tốt để trở thành một “người gác đền” tài ba.

Tags: