giải bóng đá vô địch thế giới 1966 | Bóng 24h

Blog bóng đá – Câu thành ngữ “Football’s coming home” (bóng đá trở về nhà) của người Anh bắt nguồn từ chính giải bóng đá vô địch thế giới 1966. Đó là giải đấu mà nước Anh đăng cai và ĐT Anh lên ngôi vô địch lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong…

Blog bóng đá – Câu thành ngữ “Football’s coming home” (bóng đá trở về nhà) của người Anh bắt nguồn từ chính giải bóng đá vô địch thế giới 1966.

Đó là giải đấu mà nước Anh đăng cai và ĐT Anh lên ngôi vô địch lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử. Hãy cùng bong24h.com tìm hiểu chi tiết về giải bóng đá vô địch thế giới 1966 thông qua bài viết này.

Giải bóng đá vô địch thế giới 1966

1966 Football World Cup – England / World Cup 1966 – England là giải bóng đá vô địch thế giới lần thứ 8 và đã được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 30 tháng 7 năm 1966 tại Anh.

Giải bóng đá vô địch thế giới 1966 - bong24h.com - Logo World Cup 1966
Logo World Cup 1966.

Các trận đấu được diễn ra tại tám sân vận động trên khắp nước Anh, với trận chung kết được tổ chức tại sân vận động Wembley, có sức chứa 98.600. Sự kiện này năm 1966 có số lượng đội tham gia cao nhất của bất kỳ giải đấu quốc tế nào cho đến lúc bấy giờ, với 70 quốc gia tham gia. Trước giải đấu, chiếc cúp Jules Rimet đã bị đánh cắp, nhưng đã được một chú chó tên Pickles tìm thấy bốn tháng trước khi giải đấu bắt đầu. Trận chung kết, được BBC phát sóng tại chỗ, là lần cuối cùng được giải đấu được chiếu hoàn toàn bằng truyền hình đen trắng. Ba mươi mốt quốc gia châu Á đã tẩy chay World Cup vì phản đối số lượng các đội hạt giống được FIFA bảo đảm vào vòng chung kết của giải năm đó.

Sau 32 trận đấu, chủ nhà Anh đoạt chức vô địch thế giới sau khi đánh bại Tây Đức 4-2 trong trận chung kết để giành chức vô địch thế giới đầu tiên của họ; Trận đấu đã kết thúc với tỷ số 2-2 sau 90 phút và đến hiệp phụ, khi Geoff Hurst ghi hai bàn thắng để hoàn thành cú hat-trick(Dù bàn thắng thứ 2 của ông đã gây ra nhiều tranh cãi dữ dội và cực kỳ gay gắt giống như ở tại World Cup 2010), đây là hat-trick lần đầu tiên được ghi trong một trận chung kết World Cup, với khán giả chạy thẳng vào sân sau bàn thứ tư. Anh là quốc gia thứ năm giành chức vô địch và là quốc gia chủ nhà thứ ba giành chiến thắng sau Uruguay năm 1930 và Ý năm 1934.

World Cup 1966: Anh lên ngôi nhờ sơ đồ 4-4-2

Dù được coi là nơi sản sinh ra môn bóng đá hiện đại nhưng phải đến 36 năm sau khi World Cup lần đầu tiên khai mạc, Anh mới được chọn làm đội chủ nhà.

Brazil là ĐKVĐ thế giới và tham dự World Cup 1966 với đội hình rất mạnh. Hungary cũng là một thế lực của bóng đá thế giới từ những năm 1940 – 1970. Bồ Đào Nha rơi vào bảng tử thần với Hungary, Bulgari và Brazil. Cặp tiền đạo huyền thoại Pele – Garrincha giúp vũ công Samba chiến thắng 2-0 trước Bungari nhưng thua 1-3 trước cả Hungary và BĐN.

Italia cũng là một ‘ông lớn’ với thành tích 2 lần vô địch World Cup tính tới thời điểm đó. Họ mang tới Anh đội hình gồm nhiều cầu thủ Inter Milan vừa vô địch Cúp C1 và Serie A. Bất ngờ khi Azzurri thua bắc Triều Tiên 0-1 ở vòng bảng (Pak Doo Ik ghi bàn). Sau đó Ý bị loại ở vòng bảng.

Eusebio là Vua phá lưới của giải với 9 bàn ghi được nhưng Bobby Charlton lại có những pha lập công quyết định mang lại chức vô địch đầu tiên cho người Anh.

Trước và sau World Cup 1950, cả thế giới chơi theo sơ đồ WM, thường là 4-2-4. Brazil cũng chơi 4-2-4 và vô địch World Cup 1958 nhưng chuyển sang 4-3-3 khi vô địch năm 1962. HLV Alf Ramsey lần đầu tiên trình làng sơ đồ 4-4-2 khi dẫn dắt ĐT Anh tại World Cup 1966. Các tiền đạo cánh hầu như không tham gia phòng ngự đã được Ramsey thay bằng các tiền vệ cánh lên công về thủ. Điều này khiến hậu vệ biên của đối phương lúng túng bởi chỉ quen đối phó với các tiền đạo cánh.

Tuyển Anh ra sân với cặp tiền đạo Geoff Hurst – Roger Hunt. Cặp tiền vệ cánh là Alan Ball và Martin Peters công thủ toàn diện. Cặp tiền vệ trung tâm là Bobby Charlton lo tấn công, còn Nobby Stiles lo phòng thủ. Sơ đồ này phát huy hiệu quả tối đa và giúp Anh vô địch World Cup lần đầu tiên. Sau này, sơ đồ 4-4-2 được hầu hết các CLB Anh sử dụng và đến những năm 90, đầu 2000 vẫn phổ biến. Hiện tại, ngoài 4-4-2, các đội bóng còn chơi 4-2-3-1, 4-5-1, 4-1-4-1…

Danh sách các cầu thủ ghi nhiều bàn tại World Cup 1966

9 bàn

Eusébio (BĐN)

6 bàn

Helmut Haller (Tây Đức)

4 bàn

Geoff Hurst (Anh)

Franz Beckenbauer (Tây Đức)

Ferenc Bene (Hungary)

Valeriy Porkujan (Liên Xô cũ)

Giải bóng đá vô địch thế giới 1966 - bong24h.com - Bàn thắng ma nổi tiếng ở World Cup 1966
Bàn thắng ma nổi tiếng ở World Cup 1966.

Tổng kết World Cup 1966

Quốc gia đăng cai: Anh

Thời gian: 11 tháng 7 – 30 tháng 7

Số đội tham gia vòng loại: 71

Số đội tham gia VCK: 16 (Anh, Pháp, Uruguay, Mexico, Tây Đức, Achentina, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Brazil, Bồ Đào Nha, Hungary, Bungary, Liên Xô, Italy, Chile, Bắc Triều Tiên)

Địa điểm: 8 (tại 7 thành phố)

Vô địch: Anh (vô địch lần đầu)

Hạng nhì: Tây Đức

Hạng ba: Bồ Đào Nha

Hạng tư: Liên Xô

Bàn thắng nhanh nhất:

Phút thứ 1 của Park Seung Zin trong trận Bắc Triều Tiên – Bồ Đào Nha

Đội bóng ghi nhiều bàn thắng nhất: Bồ Đào Nha với 17 bàn

Số trận đấu: 32

Tổng bàn thắng: 89 (trung bình 2,78)

Khán giả: 1.614.677 (50.458 mỗi trận)

+ Trận có khán giả nhiều nhất: Anh – Pháp (vòng 1), 98.270 người

+ Trận có khán giả ít nhất: Chile – Bắc Triều Tiên (vòng 1), 15.887 người

Cầu thủ trẻ nhất:

Tostao (Brazil, 19 tuổi 171 ngày)

Cầu thủ già nhất:

Djalma Santos (Brazil, 37 tuổi 166 ngày)

Vua phá lưới: Eusébio (Bồ Đào Nha – 9 bàn)

Cầu thủ trẻ xuất sắc: Frank Beckenbauer (Tây Đức)

Tên linh vật: Willie

Các bạn vừa lội ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về giải bóng đá vô địch thế giới 1966. Hãy theo dõi bong24h.com để đón đọc những bài viết hấp dẫn tiếp theo!

Đọc thêm: Franz Beckenbauer: “Hoàng đế” của người Đức

Tags: