nhung-ky-luc-ma-cau-thu-va-cau-lac-bo-tai-v-league-ghi-duoc

Tìm hiểu về lịch sử giải đấu V.League

V.League là một giải đấu mang đẳng cấp quốc gia tại Việt Nam. Vậy, có bao nhiêu bạn đã hiểu về lịch sử của giải đấu này như thế nào? Bài viết sau đây, Bong24h sẽ chia sẻ cho các bạn thông tin về lịch sử giải đấu V.League. Cùng với đó là những thành…

nhung-ky-luc-ma-cau-thu-va-cau-lac-bo-tai-v-league-ghi-duoc

V.League là một giải đấu mang đẳng cấp quốc gia tại Việt Nam. Vậy, có bao nhiêu bạn đã hiểu về lịch sử của giải đấu này như thế nào? Bài viết sau đây, Bong24h sẽ chia sẻ cho các bạn thông tin về lịch sử giải đấu V.League. Cùng với đó là những thành tích, kỷ lục mà các đội tham gia thi đấu tại V.League có được. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Sơ lược để giải đấu V.League

V.League chính là giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam. Đây là giải đấu được thành lập và tổ chức mùa giải đầu tiên vào năm 1990. Thuộc vào giải đấu cao cấp nhất trong hệ bóng đá nam tại Việt Nam. Liên đoàn bóng đá Việt Nam chính là tổ chức đã xây dựng và thành lập ra giải bóng này.

v-league-la-mot-giai-dau-mang-dang-cap-quoc-gia-tai-viet-nam
V.League là một giải đấu mang đẳng cấp quốc gia tại Việt Nam

Với thời gian là 40 năm hoạt động với nhiều trận đấu được mang đến cho người hâm mộ. V.League được các cổ động viên và người hâm mộ Việt Nam giành nhiều sự quan tâm đặc biệt. Hiện nay, giải đấu bóng đá này cũng có nhiều sự thay đổi liên tục. Nhất là những thay đổi về hình thức hay số lượng đội bóng tham gia thi đấu.

Vì vậy, để biết thêm nhiều thông tin hơn nữa về giải đấu này. Các bạn hãy đón đọc những phần nội dung tiếp theo mà Bong24h chia sẻ trong bài viết.

Thông tin cơ bản về giải bóng đá vô địch quốc gia

  • Giải đấu V.League thành lập năm 1980.
  • Quốc gia thành lập: Việt Nam.
  • Liên đoàn: VFF.
  • Số đội tham gia: 14.
  • Cấp độ trong hệ thống: 1.
  • Xuống hạng: V.League 2.
  • Cúp quốc gia: Cúp quốc gia Việt Nam, Siêu cúp bóng đá Việt Nam.
  • Cúp quốc tế: AFC Champions League, Cúp AFC, ACC Cup, Mekong Club Championship.
  • Đương kim vô địch: Hà Nội FC.
  • Vô địch nhiều nhất: Thể Công và Hà Nội FC.
  • Vua phá lưới: Hoàng Vũ Samson.
  • Đối tác truyền hình: VTV, VTC, ON SPORTS, HTV, VTVCab, BTV, VOV, FPT Play, Onme, K+.
  • Website chính thức: vpf.vn

Lịch sử hình thành giải đấu V.League

V.League là giải đấu có sự thay đổi liên tục trong lịch sử hình thành và phát triển của mình. Sự thay đổi được thể hiện ở số lượng các đội tham gia, thể thức thi đấu và tên gọi.

v-league-la-giai-dau-co-su-thay-doi-lien-tuc-trong-lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien
V.League là giải đấu có sự thay đổi liên tục trong lịch sử hình thành và phát triển
  • Trong những năm 1980 của thế kỷ trước, giải đấu có tên là giải bóng đá A1 toàn quốc.
  • Đến năm 1990, giải đấu lại đổi tên thành giải hạng nhất quốc gia.
  • Cuối cùng từ năm 2000 cho đến nay. Khi nền bóng đá của nước nhà chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp hợp. Giải bóng này chính thức được mang tên V.League với sự góp mặt của nhiều cầu thủ nước ngoài tham gia thi đấu.

Thể thức tham gia thi đấu tại V.League

Trong lịch sử giải đấu V.League về thể thức thi đấu được thay đổi liên tục. Với từng mùa giải liên đoàn bóng đá đưa ra những thể thức thi đấu khác nhau. Cụ thể như:

the-thuc-tham-gia-thi-dau-tai-v-league
Thể thức tham gia thi đấu tại V.League
  • Từ mùa giải 1980-1995: Các đội sẽ thi đấu theo từng khu vực địa lý. Mỗi đội sẽ thi đấu theo kiểu vòng tròn với 2 lần tính điểm. Các đội chiến thắng ở từng bảng sẽ tham gia thi đấu tại vòng chung kết. Trường hợp các đội nằm ở top dưới sẽ thi đấu để chọn ra đội bị xuống hạng.
  • Mùa giải 1996 thì 12 đội sẽ thi đấu theo kiểu vòng tròn 2 lượt. Khi lượt đầu tiên kết thúc, 6 đội đầu bảng sẽ thi đấu với nhau 1 lượt nữa. Bằng cách này, ban tổ chức sẽ tìm ra đội vô địch. 6 đội xếp cuối sẽ thi đấu để chọn ra đội xuống bảng.
  • Mùa giải 1997-2019: Các đội thi đấu với 2 lượt tính điểm theo vòng tròn. Kết thúc giải đấu, đội nào ghi được nhiều điểm nhất sẽ giành chức vô địch. Đội cuối bảng sẽ buộc phải xuống hạng thi đấu tại V.League 2.
  • Mùa giải 2020 với diễn biến của tính hình dịch bệnh Covid 19. Vì vậy, sau khi vòng tròn lượt 1 với 13 đội thi đấu kết thúc. 8 đội đứng đầu bảng sẽ thi đấu vòng tròn để tìm ra nhà vô địch. Với 6 đội còn lại sẽ đá 1 lượt theo kiểu vòng tròn để tìm ra 1 đội xuống hạng.

Cách thức tính điểm cho các đội bóng

Cách tính điểm cho các đội bóng tham gia tại V.League cũng thay đổi theo từng mùa giải. Cụ thể:

  • Hệ thống điểm 2-1-0 được áp dụng từ mùa giải đầu tiên đến năm 1996.
  • Hệ thống điểm 3-1-0 được áp dụng từ mùa giải 1997 cho tới nay.
  • Tuy nhiên, có 2 mùa giải 1994-1995 trường hợp sau 90 phút 2 đội hòa nhau. Lúc này, các đội sẽ phải đá luân lưu 11m để tìm ra đội chiến thắng.

Cách thức xếp hạng cho các đội bóng

  • Điểm số của các đội sẽ được xếp từ thứ tự cao xuống thấp.
  • Trường hợp 2 đội hoặc nhiều đội có điểm số bằng nhau. Lúc này, ban tổ chức sẽ xét tới các chỉ số phụ như sau:
    • Kết quả của trận đối đầu trực tiếp.
    • Hiệu số bàn thắng và bàn thua.
    • Tổng số bàn thắng.

Những kỷ lục mà cầu thủ và câu lạc bộ ghi được

Những kỷ lục chỉ có tại giải bóng đá V.League mà các đội bóng và cầu thủ giành được. Đây chính là những danh hiệu mà khi nhắc tới giải thi đấu này. Người hâm mộ không thể nào quên được những cầu thủ và đội bóng mình yêu thích:

nhung-ky-luc-ma-cau-thu-va-cau-lac-bo-tai-v-league-ghi-duoc
Những kỷ lục mà cầu thủ và câu lạc bộ tại V.League ghi được

Kỷ lục của câu lạc bộ

  • CLB vô địch nhiều lần nhất: Thể Công và CLB Hà Nội với 5 lần vô địch.
  • CLB vô địch liên tiếp nhiều lần: Thể Công.
  • CLB vô địch sớm nhất: CLB Hà Nội giành chức vô địch trước 5 vòng đấu.
  • CLB giành nhiều điểm nhất tại 1 mùa giải: CLB Hà Nội với 64 điểm trên tổng 26 trận.
  • CLB thắng nhiều trận nhất tại 1 mùa giải: CLB Hà Nội với 20/26 trận thắng.
  • CLB có số bàn thắng trong 1 mùa giải nhiều nhất: CLB Hà Nội với 72 bàn thắng/26 trận.
  • CLB có số bàn thua ít nhất tại 1 mùa giải: Becamex Bình Dương với 18 bàn thua/26 trận.
  • CLB có nhiều trận thắng liên tiếp tại 1 mùa giải nhất: Sông Lam Nghệ An với 8 trận.
  • CLB có nhiều trận thua liên tiếp tại mùa giải nhất: CLB Đồng Tháp và Long An với 10 trận.
  • CLB có thời gian ghi bàn nhanh nhất: Hoàng Anh Gia Lai với 16 phút.

Kỷ lục đối với các cầu thủ tại V.League

  • Gaston Merlo của SHB Đà Nẵng là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong 1 mùa giải.
  • Nghiêm Xuân Tú là cầu thủ kiến tạo nhiều bàn thắng nhất cho 1 mùa giải.
  • Lê Đức Tuấn là cầu thủ đá phản lưới nhà trong 1 mùa giải nhiều nhất.
  • Nguyễn Đình Việt là cầu thủ ghi bàn thắng nhiều nhất trong 1 trận thi đấu.
  • Nguyễn Công Thanh là cầu thủ trẻ tuổi nhất tham gia tại giải V.League.

Nhà tài trợ chính cho giải đấu V.League

Đến nay, giải đấu V.League đã từng được rất nhiều nhà tài trợ khác nhau. Trong đó: Strata, Kinh Đô, Sting, Petrovietnam Gas hay Eximbank…Chính là những nhà tài trợ đáng chú ý nhất. Cụ thể:

nha-tai-tro-chinh-cho-giai-dau-v-league
Nhà tài trợ chính cho giải đấu V.League
  • Công ty tiếp thị Thể Thao Strata chính là nhà tài trợ tại mùa giải V.League 2000-2001. Tuy nhiên, nhà tài trợ này chỉ dừng lại trong 2 mùa giải cùng với V.League.
  • Đến mùa giải 2002-2003, công ty nước giải khát Pepsi trở thành nhà tài trợ tiếp theo của V.League cùng với đó là công ty cổ phần Kinh Đô. Hai nhà tài trợ này đã chính thức đổi tên gọi của V.League thành Sting V.League.

Tính đến nay, Eximbank chính là nhà tài trợ chi nhiều tiền của nhất cho V.League. Cùng với đó là rất nhiều các thương hiệu như Toyota, NutiFood…Tất cả chỉ có một thời gian ngắn ngủi gắn bó cùng với V.League. Cuối cùng, tại mùa giải V.League 2020 LS Holdings trở thành nhà tài trợ chính thức cho giải đấu này.

Hy vọng những thông tin về giải đấu V.League mà Bong24h cung cấp cho bạn đọc. Các bạn đã có thêm thông tin để hiểu hơn về lịch sử của giải đấu V.League này.

Tags: